Sự nghiệp của Lasuco qua 37 năm phát triển trong ngành mía đường đã minh chứng cho năng lực lẫn kinh nghiệm thực tiễn quý giá. Từ bước đầu là ngành mía đường, về sau là nông nghiệp mở rộng với công nghệ cao và chuyên sâu. Tiếp đến sẽ là tầm nhìn rõ ràng hơn về một Tập đoàn nông nghiệp chuyên sâu của tương lai, nơi mà chúng ta đang đi. Chúng tôi hiểu những phẩm chất và những giá trị đã thúc đẩy chúng tôi vươn lên qua các thời kỳ. Nó bao gồm niềm đam mê và cam kết với nông nghiệp chuyên sâu; ở đó sự sáng tạo, lòng tận tụy trong xây dựng sản phẩm phục vụ mục đích đóng góp vào sự phát triển của khách hàng, để thỏa mãn đầy đủ niềm tin và sức khỏe của người tiêu dùng.
- Tháng 2/2023 LASUCO phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 - 2020 và năm 2020 - 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6,5%; tăng vốn điều lệ từ 700.000.000.000 đồng lên 745.479.930.000 đồng
- Đầu tư và đưa vào vận hành mới dây chuyền chế biến nhiên liệu thô phục vụ đốt lò, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và nâng công suất phát điện, tăng trưởng sản lượng điện phát hoà lưới điện quốc gia.
- Đầu tư lắp đặt mới dây chuyền sản xuất đường Mix xuất khẩu; Nâng cấp dây chuyền sản xuất đường phèn...đã mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 20/10/2020, Công ty đã tổ chức khánh thành nhà máy chế biến sữa gạo lứt giàu protein và nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía Lavina Food. Đây là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tháng 9/2018 Công ty đã tổ chức lễ khai trương công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam giai đoạn I. Công viên được quy hoạch xây dựng tại 4 xã gồm Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Phú huyện Thọ Xuân và xã Thọ Thanh huyện Thường Xuân.
"Tất cả là tự nhiên". Lasuco thực hiện công cuộc tái định vị lại thương hiệu Lasuco phù hợp với xu thế của thời đại mới.
Lasuco chính thức chuyển đổi mô hình quản lý, đưa Công ty TNHH Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp CNC Lam sơn hoạt động độc lập theo mô hình doanh nghiệp khoa học; đánh dấu bước chuyển biến mới, bám sát và thực hiện thành công mục tiêu ban đầu.
Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc chuyển đổi năm tài chính từ 1/1 - 31/12 hàng năm sang 1/7 - 30/6 năm sau phù hợp với sản xuất thời vụ mía đường.
Ngày 30/09/2013: Triển khai Dự án “Đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp Công nghệ cao Lam Sơn” Tổng mức đầu tư của Dự án là 135 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư từ vốn tự có của Lasuco được trích lập từ quỹ phát triển khoa học công nghệ và vốn vay. Mục tiêu của Dự án là: Quy hoạch và Xây dựng một Khu Nông nghiệp CNC đẳng cấp Quốc gia trên cơ sở hình thành Trung tâm Nông nghiệp CNC Bắc Miền Trung.
Công ty hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án nâng công suất Nhà máy đường số 2 từ 4.000 TMN lên 8.000 TMN với công nghệ tiên tiến gắn với Nhà máy điện 12,5MW, đưa tổng công suất toàn Công ty lên 10.500 TMN.
Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, Tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng.
Để ghi nhận những đóng góp to lớn của tập thể CBCNV và của lãnh đạo công ty. Nhà nước đã phong tặng tập thể công ty và Tổng giám đốc Lê Văn Tam danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Dự án Nhà máy đường Số II theo quyết định số 775/TTg với tổng mức đầu tư 451,098 tỷ đồng. Vụ 1998 -1999 dự án đã đi vào hoạt động đưa năng lực sản xuất của Công ty lên 6.500 TMN, gấp 2,6 lần trước đầu tư.
Tháng 10/1995 Thành lập Hiệp hội Mía đường Lam Sơn trong đó Công ty Đường Lam Sơn giữ vai trò thành viên sáng lập. Hiệp hội là đầu mối giữa Doanh nghiệp-Nông dân-Trí thức, nơi gìn giữ lòng tin của bà con nông dân để hỗ trợ, thúc đẩy các chương trình trồng trọt, nhân giống, phát triển vùng nguyên liệu mía cho nhà máy.
Ngày 02/11/1986 Nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên, giai đoạn từ 1986 - 1989 nhà máy cực kỳ khó khăn: Thiếu vốn, nguyên liệu không đủ 5% công suất, hơn 600 công nhân không có việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá sản, đã nhiều lần bàn tới việc phá dỡ chuyển đi nơi khá.
Ngày 12/01/1980: Nhà máy được xây dựng theo quyết định số 24/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn với Công suất 1.500 tấn mía/ngày, thiết bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp; thời gian xây dựng kéo dài hơn 5 năm.